Người viết content hay bị sai chính tả ở những từ gì? Các từ thường bị hiểu sai nghĩa và các từ thường bị sai chính tả là những từ nào? Những lưu ý người viết cần nhớ để tránh lỗi sai chính tả? Hãy theo dõi bài viết sau để được giải đáp thắc mắc nhé.

 

Các từ thường bị hiểu sai nghĩa

Hằng ngày hay hàng ngày?

Hằng ngày nghĩa là sự lặp đi lặp lại theo một định kì đơn vị ngày. Hàng ngày là số lượng nhiều khó xác định, tính theo đơn vị ngày.

Chính kiến hay chủ kiến?

Chủ kiến là lập trường của bản thân, không bị phụ thuộc vào ý kiến của người khác. Chính kiến là quan điểm chính trị của mỗi người.

Khuyến mãi hay khuyến mại?

Trong từ điển Hán Việt, “mãi” là mua mà “mại” là bán, “khuyến” là khuyến khích, động viên.

Khuyến mại nghĩa là hoạt động bán hàng bằng các hình thức chiết khấu nhằm thúc đẩy sức bán hàng của doanh nghiệp. Doanh số sẽ được giữ lại ở các đại lý, nhà phân phối sản phẩm.

Khuyến mãi là các hoạt động thúc đẩy sức mua của người tiêu dùng bằng các hoạt động giám giá, tặng kèm sản phẩm, thu cũ đổi mới, bốc thăm trúng thưởng,…

Các và những 

Các là từ chỉ số lượng nhiều, được xác định, chỉ những sự vật muốn được đề cập. Những là từ chỉ số lượng những thứ không thể xác định. Ví dụ: Những vì sao trên trời.

Chia sẻ hay chia xẻ? 

“Chia” có nghĩa là chia thành từng phần, “sẻ” là san sẻ, chia bớt ra lấy một phần. “Chia sẻ” nghĩa là cùng nhau chia ngọt sẻ bùi để cùng hưởng lợi hoặc hay chịu họa.

Chia xẻ nghĩa là cắt thành nhiều phần, khiến một khối không còn được nguyên vẹn.

Chứng nhân hay nhân chứng?

Chứng nhân là người làm chứng, dùng để chỉ những người đã chứng kiến các sự kiện trọng đại, hoặc dùng để nhân hóa các sự vật, hiện tượng theo nghĩa là một “chứng nhân” của lịch sử. 

Nhân chứng là người làm chứng trong các vụ án hình sự.

Chi phí hay kinh phí?

Chi phí là số tiền được dùng vào một dịp gì đó. Kinh phí là ngân sách được cấp bởi cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho các đơn vị khác để đầu tư vào lĩnh vực giáo dục, kinh tế, văn hóa,...

Các từ thường bị hiểu sai nghĩa 

Các từ thường bị hiểu sai nghĩa 

Các từ thường bị sai chính tả

Bạc mạng hay bạt mạng?

Bạt mạng là một tính từ, có nghĩa là liều lĩnh, không ngại hy sinh tính mạng.

Bàng quan hay bàng quang?

Bàng quan là một tính từ; bàng nghĩa là bên cạnh, bên ngoài; quan là nhìn, xem, thường đi với từ khác để tạo thành cụm từ kép. Bàng quan nghĩa là đứng ngoài lề xem, không can thiệp. Bàng quang là một danh từ, có nghĩa là túi chứa nước tiểu, bọng đái trong cơ thể người.

Căn dặn hay căn vặn?

Căn dặn (động từ), nghĩa là dặn dò cẩn thận đối với người dưới; căn vặn là hỏi cặn kẽ, hỏi cho ra lẽ mới thôi.

Chắp bút hay chấp bút?

Chấp bút (động từ), chấp nghĩa là cầm, nắm, nhận, chấp bút là bắt đầu thực hiện một văn bản, đề cương, tiểu thuyết dưới sự hướng dẫn của ai đó.

Dành giật hay giành giật?

Dành là động từ, chỉ hành động dùng về sau hoặc để riêng một việc gì đó, một cái gì đó cho ai làm; giành là hành động dùng sức lực để lấy cái gì đó cho bản thân, không để người khác tiếp tục kìm giữ, giam hãm vật đó, như là giành cúp, chức vô địch, quyền lực,…

Các từ thường bị sai chính tả

Các từ thường bị sai chính tả

Những lưu ý giúp bạn dùng từ đúng cách

Hãy lưu ý một số điều sau để không bị nhầm lẫn nghĩa của từ và chính tả nhé:

  • X có thể láy âm với các âm đầu còn S không thể
  • S không đi với các cụm từ oa, oă, oe, uê mà chỉ có X mới đi được
  • Tránh nhầm lẫn giữa L và N, L có thể đi theo sau là âm đệm còn N thì không
  • X là chữ cái thường được đi cùng với tên thức ăn hoặc các dụng cụ nấu nướng, ăn uống

Những lưu ý giúp bạn dùng từ đúng cách

Những lưu ý giúp bạn dùng từ đúng cách

Nếu còn thắc mắc về lỗi chính tả khi viết content, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua thông tin dưới đây:


NGƯỜI VIẾT CONTENT

Địa chỉ: Tầng 18 Pearl Plaza, 561 Điện Biên Phủ, P.25, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 0359 109 108
Email: contact@nguoivietcontent.com
Website: nguoivietcontent.com